8 trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa

Đại Thanh gửi đến bạn đọc 8 trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa đúng quy chuẩn nhất hiện nay. Liên hệ đơn vị trải thảm nhựa nóng qua hotline 0935 680 567

=> Tham khảo: Thi công công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Nội dung

Trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa

8-trinh-tu-thi-cong-mat-duong-be-tong-nhua
8 trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa

Thi công mặt đường bê tông nhựa là quy trình yêu cầu độ khó và kỹ thuật cao của người thực hiện. Các công đoạn, máy móc chuyên dụng đều phải đảm bảo theo quy chuẩn điều kiện thi công. Các giai đoạn thi công được tóm gọn qua 8 trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa bao gồm:

  1. Thi công lớp móng (hoặc xử lý mặt đường cũ)
  2. Chuẩn bị vật liệu
  3. Tưới nhựa dính bám
  4. Phân phối hỗn hợp bê tông nhựa
  5. Vận chuyển bê tông nhựa
  6. Rải bê tông nhựa
  7. Lu lèn chặt BTN
  8. Hoàn thiện – Bảo dưỡng

Mỗi giai đoạn đều phải được giám sát chặt chẽ và được thực hiện trong tính toán của các kỹ sư, người có chuyên môn cao. Sai số chỉ được trong phạm vi cho phép của quy chuẩn thi công.

1. Thi công lớp móng – xử lý mặt đường cũ

Bề mặt đường mới phải được loại bỏ tạp chất, sạch sẽ, khô thoáng, bằng phẳng mặt lớp móng. Độ dốc, ngang được xử lý theo yêu cầu quy chuẩn.

Trường hợp xử lý mặt đường cũ phải tiến hành tu sửa các chỗ lồi lãm, ổ gà, bù vênh mặt đường. Sử dụng các hỗn hợp bê tông nhựa nguội để sửa chữa thì phải thực hiện trước 15 ngày. Đối với đá nhựa rải nóng, bê tông nhựa nóng thì đầm lèn ngay trước khi thi công bê tông nhựa.

Lưu ý: Các sai số về cao độ lớp móng, độ phẳng, dốc ngang, dốc dọc phải nằm trong phạm vi được cho phép. Không được để vượt quá.

2. Trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa – Chuẩn bị nguyên vật liệu

Các vật liệu được sử dụng phải đạt yêu cầu.

Đá dăm: phải được qua thí nghiệm đạt chỉ tiêu dự án.

Các loại cát dùng phải là cát Điện Biên. Đạt yêu cầu thí nghiệm tiêu chuẩn dự án.

Nhựa đường dùng để tạo ra hỗn hợp bê tông nhựa nóng phải là của các nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn như Caltex, Shell,.. theo yêu cầu dự án.

Bột khoáng sử dụng được tạo ra từ đá carbonat,..sạch khô. Các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn.

3. Tưới nhựa dính bám

Lượng nhựa dính bám sẽ có sự thay đổi giao động từ 0.8l/m2 – 1,3l/m2 tuỳ vào trình trạng móng thi công.

Nhũ tương theo tiêu chuẩn 1kg/m3, được tưới với nhiệt độ tiêu chuẩn trước 4 – 6 giờ. Đây là lớp nhũ tương được lấy mẫu thí nghiệm, kiểm tra khả năng dính bám.

Trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa chi tiết

Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa bằng xe tải chuyên dụng. Yêu cầu thùng xe phải được vệ sinh, có đậy bạt che kín.

4. Phân phối hỗn hợp bê tông nhựa

Các thành phẩn được dùng để trộn hỗn hợp phải đạt tiêu chuẩn, đúng với bản thiết kế cấp phối BTN, phù hợp với các mẫu vật liệu đã được thí nghiệm và phải được thực hiện đúng theo trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa.

Cân lường đá và cát trước khi cho vào trống sấy, dung sai cho phép là ±5%. Độ ẩm tiêu chuẩn cát, đá phải thấp hơn 0,5%

Bột khoáng ở thể nguội, sau cân lường sẽ được cho vào thùng trộn trực tiếp.

Lưu ý: Trạm trộn phải đạt yêu cầu đầy đủ các thiết bị cần thiết theo quy định kiểm tra chất lượng vật liệu, đạt thí nghiệm với các chỉ tiêu cơ lý hỗn hợp BTN

Kiểm tra trạm trộn trước khi phôi phối hỗn hợp.

Các phòng ban của trạm trộn phải được giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng. Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Các máy được chạy thử và hoạt động chuẩn xác.

Kiểm tra sơ lược thông số trên bảng điều khiển.

Tiến hàng rà soát, kiểm tra lưu lượng cân đong, bơm nhựa, các máy móc vận chuyển bột khoáng,..

Khối lượng các mẻ trộn.

Chỉ số nhiệt độ và độ ẩm cốt liệu và nhựa.

Chất lượng vật liệu

Tiến hành kiểm tra hàm lượng bụi sét, hạt dẹt của đá, độ ẩm và thành phần bột khoáng, thực hiện kiểm tra cách 5 ngày 1 lần.

Kiểm tra độ ẩm của vật liệu đá và cát trước khi cho vào trống sấy.

Yêu cầu hỗn hợp bê tông nhựa nguội.

Kiểm tra nhiệt độ, chất lượng trộn đều, chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp.

Phải lấy mẫu kiểm tra mỗi lần thay đổi công thức trộn.

5. Vận chuyển bê tông nhựa

Dùng xe ben chuyên dụng hoặc ô tô tự đổ. Trọng tải và số lượng xe phù hợp với khối lượng hỗn hợp. Máy rải bê tông nhựa và cự ly vận chuyển phải đảm bảo sự nhịp nhàng giữa các công đoạn.

Thùng xe phải kín, sạch, có bặt che phủ kín. 

Phải có phiếu xuất xưởng sau mỗi lần xe rời trạm trộn. 

Kiểm tra hỗn hợp bê tông nhựa trước khi đổ vào phễu máy rải bằng nhiệt kế (≥120oC). Nếu không đạt yêu cầu thì bải loại bỏ toàn bộ hỗn hợp. 

Đặc biệt, các quy trình được thực hiện theo tiêu chuẩn trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa. Không dùng dầu mazut hay các dung môi hòa tan được nhựa bitum. 

6. Tiến hành rải bê tông nhựa

Trong các trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa thì bước rải BTN rất quan trọng. Yêu cầu phải được thực hiện bằng thiết bị máy chuyên dụng. Sử dụng từ 2 – 3 máy rải song song, tuỳ theo thực tế chiều rộng mặt đường. Các máy rải đi cách nhau từ 10m – 20m

Vào đầu giờ làm việc, kiểm tra vận hành bật máy rải hoạt động không tải từ 10 – 12p. Đặt bên dưới 2 xúc xắc chiều cao 1,2 bề dày lớp BTN. 

Hỗn hợp được phân đều theo guồng xoắn mát và ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn

Trong quá trình rải, thanh đầm máy rải phải hoạt động liên tục.

Trường hợp máy rải hỏng, phải nếu thời gian sửa chữa ước tính vài giờ thì phải báo ngay về trạm trộn. Ngừng cung cấp hỗn hợp. Sử dụng máy san rải nốt hỗn hợp còn lại hoặc rải bằng thủ công nếu hỗn hợp BTN còn ít.

7. Lu lèn chặt bê tông nhựa 

Lu lèn sơ bộ: Lu nhẹ bánh cứng từ 4 – 8 lượt/điểm. Vẫn tốc từ 1,5 – 2km/h. Vệt lu đầu tiên đi lùi vào BTN mới rải.

Kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m, tiến hành bù phụ chỗ lõm.

  • Lu lèn chặt: Sử dụng lu bánh khá, số lượt lu khoảng 8 – 10 lượt / điểm (H=4cm). 
  • Tăng thêm 1cm thì chiều dày phải lu thêm từ 30 – 35% số lượt lu. Tiếp tục lu đến độ Bê tông nhựa đạt độ chặt Ok=0.98.
  • Lu lèn hoàn thiện: Sử dụng loại lu nặng bánh cứng lu 4 – 6 lượt /điểm, véc tơ vận tốc tức thời lu ko quá 2 – 2,5km/h

Lưu ý:

Trong quá trình lu lèn, phải bố trí công nhân bôi dầu chống dính vào bánh lu. Thao tác đổi hướng lu thực hiện từ từ để bề mặt BTN không bị hư hỏng. 

Nhiệt độ tốt nhất khi lu lèn là 130 – 140 độ C

8. Kiểm tra và nghiệm thu

Kiểm tra bề mặt BTN, kích thước, thông số sai số cho phép trong tiêu chuẩn.

Bề rộng mặt đường được kiểm tra bằng thước thép. 

Bề dày lớp BTN rải được kiểm tra nghiệm thu theo mặt bằng cách cao đạc mặt lớp BTN với các số liệu điểm tương ứng ở lớp mặt dưới. Hoặc dựa trên những mẫu khoan trong mặt đường nhựa.

Độ dốc ngang mặt đường đo theo hướng thẳng góc với tim đường. Khoảng cách giữa các điểm không quá 10m.

  • Dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc những điểm dọc theo tim đường
  • Độ phẳng được kiểm tra bằng thước 3m; thoả mãn yêu cầu ít nhất 90% độ bằng phẳng theo chỉ số bằng phẳng quốc tế IRI.
  • Độ nhám kiểm tra bằng cách rắc cát. Vệt nhám tiêu chuẩn yêu cầu chiều cao ≥ 0,4mm

Kết luận

Thi công trải thảm nhựa nóng – làm đường nhựa là hạng mục quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông. Các nhà thầu phải có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn lâu năm thực hiện. Nghiệm vụ yêu cầu cao về độ chính xác và giám sát tỉ mỉ trong từng công đoạn. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ thêm về trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa và các nghiệp vụ trong công tác thi công.