3 dạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa thường thấy và cách khắc phục

Hiện Nay, rất nhiều tuyến đường bê tông nhựa sau thời gian sử dụng đã xuất hiện những hiện tượng phổ biến như hư hỏng mặt đường bê tông nhựa: hằn lún vệt bánh xe, lún nứt cao su,.. gây hư hỏng nghiêm trọng mặt đường cũng như an toàn giao thông.

Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lí giao thông và nhà xây dựng công trình. Dưới đây, Xây dựng Đại Thanh xin cung cấp cho các bạn biện pháp khắc phục các sự cố hư hỏng mặt đường bê tông nhựa, đường láng nhựa một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông trên đường.

hu-hong-mat-duong-be-tong-nhua-cach-khac-phuc
3 dạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa thường thấy và cách khắc phục

Nội dung

3 dạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa

Nứt bề mặt bê tông nhựa

Một số dạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa; nứt mặt đường như nứt ngang, nứt dọc, nứt lưới, nứt hình parabol… Tùy loại nứt, mức độ nặng nhẹ, bề rộng và chiều dài nứt mà chia thành nguyên nhân gây nứt:

Các chỗ rạn nứt nhỏ có thể do khi thi công mặt đường cục bộ tại đó bị thiếu nhựa, thừa bột đá hoặc lu lèn quá mức. Trong khi các lớp dưới yếu, lu lèn lúc hỗn hợp bê tông nhựa còn quá nóng.

Nứt mai rùa (nứt da cá sấu): thông thường do các lớp nền móng không đủ cường độ. Nền bị cao su, bão hòa nước. Hoặc cả kết cấu nền mặt đường không đủ cường độ chịu tải trọng xe. Nhựa bị lão hóa cũng là một nguyên nhân gây ra loại nứt này.

Nứt dọc: nguyên nhân từ việc mở rộng nền, mặt đường làm biến dạng không đều giữa các phần đường mới và đường cũ. Hoặc do ứng suất kéo của tải trọng xe gây ra vượt quá giới hạn chịu kéo của bê tông nhựa.

Nứt dọc – hư hỏng mặt đường bê tông nhựa

Nứt thành lưới: Là loại hư hỏng mặt đường bê tông nhựa phát triển từ vết nứt ngang và nứt dọc. Nguyên nhân thường là do nhiệt kết hợp với hiện tượng sơ hóa bề mặt vết nứt. Loại nứt này thường xuất hiện trên những khu vực rải bê tông bề mặt lớn.

Đây là hiện tượng hư hỏng có liên quan đến chiều dày bê tông nhựa chưa đạt yêu cầu hay do dính bám không tốt. Quá trình xuống cấp mặt đường diễn ra khá nhanh do xuất hiện vết nứt thứ cấp và bong bật từng mảng vật liệu bề mặt.

Nứt phản ánh: do nứt lan truyền từ lớp móng gia cố xi măng khi bề dày tầng mặt bê tông nhựa phía trên không đủ. Thường là các vết nứt ngang phần xe chạy và với khoảng cách nhất định giữa các vết nứt.

Nứt hình parabol thường do lớp bê tông nhựa mặt đường thiếu dính bám với lớp dưới nó.

Biến dạng:

Loại hư hỏng mặt đường bê tông nhựa này gồm: lún lõm cục bộ, lồi lõm theo hướng xe chạy;lượn sóng; hằn lún vệt bánh xe và chênh lệch cao độ ở chỗ vệt cắt vá cũ.

Vệt lún bánh xe thường xuất hiện dọc theo vệt bánh xe và có khuynh hướng phát triển ra phía lề đường. Hình thành do tác dụng đầm nén của bánh xe tác dụng. Gây ra sự biến dạng bề mặt bê tông nhựa.

Hằn lún vệt bánh xe là dạng hư hỏng do dỗn hợp vật liệu mặt đường di chuyển khi chịu tải trọng tác dụng của bánh xe. Hiện tượng này có thể xảy ra do hiện tượng đền nén thứ cấp của tải trọng giao thông. Hoặc do hỗn hợp mất ổn định trong trạng thái dẻo – chảy. Thông thường do cả 2. Phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường và điều kiện tác dụng của tải trọng.

Vết hằn bánh xe – hư hỏng mặt đường bê tông nhựa

Ngoài ra, các nhân tố do vật liệu cũng ảnh hưởng đến độ lún vệt bánh xe. Thành phần cấp phối, độ nhám bề mặt cốt liệu, hình dạng hạt và cỡ hạt. Loại nhựa sử dụng. Độ rỗng dư, độ rỗng cốt liệu, phần trăm lỗ rỗng lấp đầy bằng nhựa đường. Độ ẩm, nhiệt độ, độ lớn của áp lực tán dụng và số lần tác dụng của tải trọng…

Các dạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa thuộc nhóm này ảnh hưởng rất xấu đến độ bằng phẳng mặt đường bê tông nhựa. Làm giảm tốc độ khai thác và giảm năng lực thông hành của đường đang khai thác.

Hư hỏng do lún nứt cao su:

Ở khu vực Nam bộ, dạng lún nứt cao su hư hỏng mặt đường bê tông nhựa khá phổ biến. Dạng nứt này do nguyên nhân đất nền bị ngậm nước đạt đến mức hạn độ dẻo mà không có lối thoát ra. Sau đó tạo thành một túi chứa nước (hiện tượng nước treo). Khi có tải trọng xe tác dụng tạo thành dạng lún nứt cao su. Lúc thi công không xử lý tốt thoát nước hay do nước mặt có điều kiện theo kẻ nứt thâm nhập vào nền. Nhiều trường hợp do mở rộng nền đường trong khu vực có ao trũng chứa nước mà không xử lý triệt để lượng nước và bùn khi san lấp cũng gây ra dạng hư hỏng này.

Lún nút cao su – hư hỏng mặt đường bê tông nhựa

Giải pháp sửa chữa mặt đường bê tông nhựa bị hư hỏng

  • Bảo dưỡng thường xuyên
  • Chống chảy nhựa mặt đường
  • Vá ổ gà và các chỗ vỡ mép mặt đường
  • Sửa chữa các vết nứt dọc, nứt ngang và các dạng nứt kác nhưng phạm vi phân bố không lớn
  • Sửa chữa các chỗ lún lõm cục bộ và lún trồi cục bộ
  • Sửa chữa chỗ mặt đường bê tông nhựa bị bong tróc, bong bật và mài mòn cục bộ
  • Sửa chữa chỗ mặt đuwofng bị sinh lún, nứt dạng khối, nứt hình parabol
  • Sửa chữa các chỗ bị đẩy trồi nhựa, dồn nhựa quy mô nhỏ

Sửa chữa định kì hư hỏng mặt đường bê tông nhựa

Sửa chữa vừa
  • Làm lớp phủ tạo mặt phẳng, tạo nhám. Hạn chế nước thấm qua các chỗ bị nứt, bị hư, bị hỏng bề mặt.
  • Sửa chữa các đoạn mặt đường bị hư hỏng bề mặt, biến dạng mặt đường mức độ nhẹ và vừa
  • Sửa chữa khắc phục lún vệt bánh xe dạng kết cấu
Sửa chữa lớn
  • Làm lại toàn bộ một lớp hoặc vài lớp mặt bê tông nhựa
  • (để sửa chữa các đoạn bị nứt và hư hỏng lớp mặt mức độ nặng).
  • Làm lại tầng mặt bê tông nhựa và một phần lớp móng trên.
  • Sửa chữa các chỗ nền, móng bị sình lún, cao su hoặc hư hỏng nặng trước khi làm lại tầng mặt bê tông nhựa.
Sửa chữa đột xuất
  •  Sửa chữa lún vệt bánh xe dạng đẩy trồi.
  • Sửa chữa mặt đường bị lượn sóng mức độ nặng.

Tham khảo:

CÔNG TY TNHH XD TM DV ĐẠI THANH

Địa chỉ: 54 Nguyễn Ngọc Nhựt, P.Tân Quý, Q.Tân phú, Thành phố Hồ Chí Minh

 Hotline: 0935 680 567 – 0944 680 678

 Email: xaydung.daithanh86@gmail.com

 Website: xaydungdaithanh.vn