Kết cấu đường bộ giao thông gồm những gì?

Nội dung

Kết cấu đường bộ giao thông gồm những gì?

Câu hỏi: Kết cấu đường bộ giao thông bao gồm các yếu tố nào? Quy định về việc đầu tư xây dựng và vận hành kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?

Kết cấu đường bộ giao thông bao gồm các thành phần sau đây, được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

  • Công trình đường bộ.
  • Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
  • Các công trình phụ trợ khác trên đường bộ, nhằm phục vụ giao thông và đảm bảo an toàn trong hành lang của đường bộ.

Tham khảo: Đơn vị chuyên thi công hạ tầng tại TPHCM

ket-cau-duong-bo-giao-thong-gom-nhung-gi
Kết cấu đường bộ giao thông gồm những gì?

Quy định về việc đầu tư, xây dựng và khai thác Kết cấu đường bộ giao thông bộ được thể hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 46 Luật Giao thông đường bộ 2008 (khoản 2 Điều 46 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về việc đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

– Đầu tư xây dựng Kết cấu đường bộ giao thông là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Kết cấu đường bộ giao thông sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, quyết định đưa vào khai thác theo quy định.

Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 52 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

  1. Bảo vệ Kết cấu đường bộ giao thông gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.

  1. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
  2. Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.
  3. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:
  4. a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
  5. b) Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
  6. c) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
  7. d) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

đ) Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

  1. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Như vậy theo quy định trên trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:

Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ Kết cấu đường bộ giao thông; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ Kết cấu đường bộ giao thông theo thẩm quyền.

Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ Kết cấu đường bộ giao thông trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Phạm Thị Kim Linh